Vietnamese grass jelly dessert (Chè sương sa hạt lựu)

Vietnamese grass jelly dessert (chè sương xa hột lựu)

I’ve made this dessert a few times to eat this summer. The grass jelly is said to bring coolness for the body and indeed I felt it when having some bites of the jelly (and yes, it’s summer). Another part of this dessert is mung bean (or yellow bean), cooked until it’s mashed. I don’t know why this mung bean can blend so well with the coconut milk. It feels so satisfying when all the ingredients come together, grass jelly, mung bean and coconut milk. Crushed ice is added to make the dessert even cooler for a summer day.

To be honest, it’s still hard for me to expect some non-Vietnamese to cook this dessert. But if you have visited Vietnam and tried this, or ‘chè’, this is a recipe that you can refer to make this delicious dessert.

Tiếng Việt phía dưới

Ingredients and how to make:

1. Grass jelly

2. Mung bean/ yellow bean

3. Dried tapioca (optional)

4. Coconut milk

5. Sugar (to add in the mung bean), and crushed
Untitled

1. Grass jelly can be bought in can (in China town) like in the photo. Then just take it out and cut into small cubes like in the photo. However, if you don’t plan to use all the jelly at once, you can buy the jelly grass powder, dissolve and cook it in boiling water as instructed. The jelly is cooled down and put in the fridge. Every time you have the dessert, use as much as you want.

2. Mung beans are a bit like lentils, they are in the legume family. A lot of my international friends here are surprised to know in Vietnam, we mostly eat bean like dessert. (Another one which I had a post). To cook it, we also soak it in water like with lentil for at least an hour before cooking. Add a few pinches of salt and water to cook until the bean is soft. Remember to add water just about 5mm above the bean surface, so that it’s not too watery. You can always add in water if preferred. Put the temperature at medium or low to avoid the bean being burned in the bottom of the pan. You can use the back of a spoon or something to mash it to make it look like mashed potato when the bean is cooked, or just put it on low fire until the bean is mashed itself. In the end of the cooking, add sugar in up to your taste. Since this is a dessert, make it sweet. However, you can still add in the sweet (sugar) in the coconut milk.

3. The dried tapioca is the red stuff you see in the photo. Some people even make it at home but I’m a bit lazy so I buy it (like in the pack in the photo). This is to bring to the dessert some nice color. This dried tapioca is called ‘hat luu’ in Vietnamese, meaning pomegranate arils due to the shape and the color. Tapioca is also chewy so it adds another texture to the mix. However, if you don’t have it, you can skip it since it doesn’t add up any flavor.

To cook this ‘pomegranate arils’ or dried tapioca, soak some in warm water for at least 30 minutes – 1 hour. Then cook in boiling water until the center is soft. Drain them in the colander/ strainer and run cool water through, set a side.

4. Since there are several types of coconut milk, buy the good one you like. The coconut milk for dessert is different from the one for cooking, so notice it on the can before you buy it. Coconut milk bought in China town is in liquid form. However, if you don’t use all of them and keep in the fridge, it turns to the solid form. When use, take out one-two spoons for a portion of the dessert. Put in a bowl which can be microwaved. Add sugar in and microwave for 1 minutes. Remember to stir the sugar in the coconut milk until dissolved.

To assemble: add two table spoons of mung bean, then crushed ice, grass jelly, dried tapioca layer by layer. Drizzle the coconut milk on top. Tell your friends to mix everything well before eating.
Chè xa xoa (sương xa) hạt lựu

Chè sương sa hạt lựu (hay là chè xa xoa, như ở Đà Nẵng hay gọi :D)

Hồi xưa ở nhà thì muốn ăn chè xa xoa là chạy ra đường Trần Bình Trọng ở Đà Nẵng ăn một ly chè. Nhưng ở nước ngoài ko có sẵn thì phải tự làm thôi. Mà tự làm cũng nhanh. Cả hè này mình làm và ăn đến mấy lần vì ngon, ngọt, mát. Có đứa người Đức nhà mình nó ăn cũng khen ngon. Còn Hà Lan hay Tây Ban Nha nhà mình thì bây giờ cuốn nem (với cá nướng hay thit nướng), chấm với nước mắm ăn rất lành nghề. 

Làm cái này cũng dễ, mình chỉ viết sơ lược những ý chính để các bạn ở nước ngoài biết mà mua/ nấu. 

1. Sương sa (xa xoa): mua trong hộp ở chợ Tàu sẵn như trong hình. Không thì có một gói tên là grass jelly powder của Indo, hay được sếp cùng chỗ với các loại agar ở chợ Tàu. Mua cái gói đấy về rồi nấu như trong hướng dẫn. Mình hay mua gói này hơn vì lúc nào thích ăn thì nấu và ăn 1/3, 1/2 hộp rồi cứ để trong tủ lạnh hôm sau ăn cũng được.

2. Đậu xanh: đậu xanh ăn chè thì phải nấu cho mềm ra. Trước khi nấu thì ngâm trong nước ấm ít nhất 1h. Có thể ngâm trước khi đi ngủ cũng được. Khi nấu thì cho nước xâm xấp chứ không đậu xanh sẽ bị nhão. Nếu thiếu nước thì có thể cho thêm. Cho một ít muối vào trước khi nấu. Để lửa vừa hoặc nhỏ để tránh đậu xanh bị cháy. Khi nấu gần xong thì cho đường vào cho vừa ngọt. Không nên cho đường vào giữa lúc nấu vì như thế đường sẽ làm đậu cứng lại. Chỉ cần cho đường vào lúc gần cuối và đảo đều thì đường cũng tan. Vì đây là chè nên cần cho ngọt một tí nhưng cũng không cần cho ngọt quá nhiều vì mình có thể cho thêm đường vào nước cốt dừa.

3. Hạt lựu: hạt lựu thì mình thấy có nhiều người tự làm. Mình nghĩ tự làm chắc cũng ngon hơn nhưng có hôm lười mà vẫn muốn đẹp thì mua cái gói hạt lựu như trong hình ở chợ Tàu về nấu cho nhanh. Chú ý trước khi nấu cần ngâm hạt lựu này khoảng 1h, ko thì nấu rất lâu mà bên trong vẫn cứng. Ngâm khoảng 1h rồi thì nấu nhanh (chắc khoảng 15′). Chỉ cần thử xem phần giữa của hạt lựu mềm chưa là biết nấu đã được hay không. Đổ ra rổ cho ráo nước và xối qua nước lạnh. Có thể thỉnh thoảng nên xối qua nước lạnh thêm và khuấy nếu chưa ăn ngay vì để lâu có khi hạt lựu lại bị dính vào nhau.

4. Cốt nước dừa: nếu mua cốt nước dừa ở chợ Tàu thì nhớ chú ý mua loại cho ‘dessert’ chứ không phải loại cooking. Mình thường không dùng hết cả hộp một lần thì có thể cất trong tủ lạnh. Đến khi dùng lần sau thì nước cốt dừa có thể bị đông lại vì lạnh nhưng cứ lấy ra đủ lượng dùng cho chè rồi vi sóng (có thể cho thêm đường vào vi sóng cùng để nước cốt dừa ngọt hơn mà đường tan lúc vi sóng).

Cuối cùng là sắp xếp: cho một lớp đậu xanh (khoảng 2 thìa), một lớp đá bào, sương sa, hạt lựu và rưới nước cốt dừa lên trên. Trộn đều trước khi ăn. :)

3 thoughts on “Vietnamese grass jelly dessert (Chè sương sa hạt lựu)

Leave a comment