Mussel feast (Này thì chem chép!) – The Italian spaghetti with mussels and the classic French steamed mussels

mussel feast
Vì ở Hà Lan trong siêu thị thường chỉ bán con chem chép (mussel) trong hộp to 2kg nên thường mỗi lần mình nấu món spaghetti với chem chép thì lại hấp chỗ chem chép còn lại ăn luôn vì để đến ngày hôm sau mà mở hộp thì con chem chép nó cũng ko còn tươi như hôm đầu. Mình làm món này nhiều lần và thấy nói chung là ngon nên viết lại đây để share với mọi người, nhất là những ai ở đâu mà chem chép phổ biến. Món chính mình định viết thật ra chỉ là spaghetti với chem chép. Món này là món của Ý, lúc nấu có sử dụng rượu vang trắng (loại dry white wine) và ngò tây (parsley). Nhưng vì các nguyên liệu để nấu món này gần giống với các nguyên liệu để hấp một nồi chem chép nên mình hay làm luôn một thể. Kiểu hấp chem chép này là kiểu của Pháp, kiểu đơn giản nhất nhưng mình lại thấy là ngon nhất. 

Scroll down for English Continue reading

Linguine with prawns and pesto

Pesto là một loại sốt khá là nổi tiếng của Ý gồm thành phần chính là lá húng Tây (basil), pho mát, hạt thông, dầu ô liu và tỏi. Tiếng Pháp có một từ gần giống là pistou và nguyên liệu cũng gần giống như pesto. Ở Ý mọi người thường ăn spaghetti trộn với sốt này, và như thế này thì đây hoàn toàn có thể xem là một món chay. Pesto có thể dùng để phết lên bánh mì, ăn cùng với mozzarella, cà chua và lá húng Tây cũng rất ngon. Bình thường thì mình hay dùng pesto với mục đích như thế này cho đến đợt tháng 4 vừa rồi khi đi Rome, vào một nhà hàng và ăn món này với tôm (linguine với tôm và pesto). Thế là về nhà làm mấy lần để ăn từ mùa hè đến giờ nhưng ko viết lên để đợi đến mùa thu thì hợp hơn. Mình thường làm pesto sẵn, để trong tủ lạnh được 1 tuần và trong ngăn đá thì lâu hơn. Đến khi ăn chỉ cần lấy ra chế biến với tôm mất 10′ là có được một món rất ngon để ăn trong tuần.

Linguine with pesto and prawns

English below

Continue reading

Pha bột làm bánh nậm/ bánh lá

Bài này mình viết ra cũng chỉ là để ghi lại cho mình cách pha bột làm bánh và giới thiệu thêm mấy loại bánh Huế.

Ở Đà Nẵng thì có nhiều người Huế nên là mình cũng ti toe hiểu biết về các loại bánh Huế (và nhà bà nội cũng ở Huế hihi). Thực ra thì đối với điều kiện lá chuối ko sẵn như ở nước ngoài, có khi mình thấy làm bánh giò tốt hơn vì bánh giò ăn 1, 2 cái là no nên tiết kiệm được lá chuối. Còn bánh nậm thì gói khá là tốn lá, và phải ăn ít nhất chục cái bánh. Nhưng mà mình nhiều khi mình thích ăn bánh nậm vì nó thanh mảnh, bé bé đúng kiểu Huế. Bánh nậm thì nhân là tôm thịt, lúc ăn chan với nước mắm nên khi mà thích ăn uống đậm đà thì bánh nậm sẽ hợp hơn là bánh giò (và nhân bánh giò thì không có tôm). Đi ăn ngoài hàng quán ở Đà Nẵng thì bánh bèo, bánh bột lọc (bột lọc lá chứ không phải bột lọc trần), bánh nậm, bánh lá,… hay được bán cùng với nhau. Thật ra mình cũng không biết bánh nậm với bánh lá có khác nhau gì không, hay chỉ là tên gọi khác nhau. Ăn ở ngoài hàng thì cũng có hai loại bánh được gói trong lá chuối nhân thì giống nhau nhưng một loại mỏng như cái bánh mình làm, một loại mập mạp hơn một tí nhưng chiều dài vẫn to hơn chiều cao (nên vẫn bé hơn bánh giò, trông như kiểu bánh giò đè xuống nên chiều cao thấp xuống, chiều ngang dài ra :D). Lúc trời lạnh thì mình thích ăn cái bánh béo béo hơn vì nó có nhiều bột hơn, giữ được nhiều hơi ấm từ cái bánh. Còn loại bánh nậm mỏng thế này thì mùa hè đi tắm biển xong về đi ăn bánh này và bánh bột lọc nữa thì thật là tuyệt vời. Continue reading

Nấu bún ốc kiểu du học (Vietnamese snail noodle soup, the simple way)

Bún ốc

Sau nhiều đấu tranh ghê gớm lắm với bản thân thì mình mới ngồi đây viết cái post này. Vì sở dĩ là mình đang ở giai đoạn cuối của cái sự học hành thì bỗng dưng lại thấy việc học hay ho quá, phải tự học và viết lách nhiều nữa cho cái professional blog (và thesis) bên cạnh cái blog nấu nướng này. Hơn nữa thường thì mình cũng không viết mấy món ăn phổ biến vì nghĩ là lên mạng cứ google thì ai cũng sẽ tìm được công thức cho các món bún, chè, cháo, phở,… Nhưng mà sau nhiều lần nấu (từ năm 2006 đến giờ) và được mọi người bảo là ngon hơn bún ốc Mai Hắc Đế, ngon hơn chỗ này chỗ kia thì chắc là cũng nên viết một bài để chỉ cho các bạn/ em du học xa nhà nấu bún ốc.

Mình gọi bài này là cách nấu bún ốc kiểu du học vì nó nhanh, không cầu kỳ. Khi nấu mình cũng chả hầm xương lợn hay có dấm bỗng gì cả. Phần xương lợn thì mình thay bằng bột nêm Knorr hoặc có thể mua nhưng viên gia vị Knorr trong siêu thị (pork broth, bouillon,…) Nhưng nấu ra thì vẫn ngon, ăn cho đỡ nhớ nhà, nhớ Hà Nội, nhớ quán bún ốc Mai Hắc Đế hay mấy gánh bún ốc rong ở Cửa Nam mà ốc thì có đến mấy loại; bún thì vừa có cả bún rối (là loại bún mình hay ăn bình thường) và bún vắt (miếng bún bé bé bằng nửa lòng bàn tay) chấm vào bát nước thanh thanh. Nhưng dù là nấu bún kiểu đơn giản nhất thì khi nấu bún ốc vẫn cần có tía tô, nếu không có tía tô thì mình sẽ không bao giờ nấu bún ốc.

(Patiently) scroll down for English version :-)

Continue reading

Spicy tuna pasta in Neapolitan sauce (Pasta cá ngừ với sốt Napoli)

spicy tuna pasta in Napolitan sauce

Món này làm rất nhanh và phù hợp với khẩu vị của Việt Nam vì không có tí bơ, sữa, pho mát nào. Món ăn lại còn cay cay nữa chứ. Lý do mình gọi tên món này là trong tiếng Anh là ‘tuna pasta’ chứ không phải ‘tuna spaghetti’ hay cái gì khác là vì món này hợp với nhiều loại pasta dài như spaghetti, tagliatelle, parpadelle. Trong ảnh của mình là parpadelle (loại này to như sợi bánh phở to vậy).

Sốt Napoli này là loại sốt từ miền Nam nước Ý. Các loại thức ăn ở miền Nam ít có thịt, cà chua hay được sử dụng nhiều (và ở Sicily thì chanh được dùng nhiều). Căn bản của cái Neapolitan sauce này là cà chua được nấu mềm với tỏi, hành tây và thêm gia vị là lá basil (húng tây), hoặc oregano hay lá nguyệt quế (bay leaf).

Scroll down for English Continue reading