Olive and Oregano Bread

Dịch sang tên Việt Nam thấy nó cứ lạ lạ ‘Bánh mì với ô liu và lá kinh giới dại’ nên thôi bỏ qua ko viết trên tiêu đề :D Bánh mì ở mỗi nước châu Âu đều khác nhau, từ baguette đến bánh mì của Hà Lan mà bọn Đức đa số đều chê dở đến ciabatta của Tây Ban Nha và loại bánh mì hay cho thêm lá oregano vào của Ý. Lá oregano này ngoài Ý ra thì được sử dụng khá nhiều ở Hy Lạp và Tây Ban Nha, cũng là các nước Địa Trung Hải. Mình viết bài này là do copy ra từ quyển sách dạy nấu ăn của Ý ra để về mấy hôm nữa về VN có cái để tham khảo mà làm cho mọi người ăn. Đây là loại bánh mì đầu tiên mình làm mà ăn xong bảo là ‘từ giờ về sau mình sẽ tự làm bánh mì để ăn’ vì bánh quá ngon. Ăn vừa ngon, vừa thơm, vừa giòn vỏ mà vừa mềm mềm bên trong. Hôm sau tiếp tục thành công thử làm baguette thì nó bị khô hơn. Mình nghĩ lý do chính là do bánh mì này có dầu ô liu, quả ô liu nên làm cho bánh có độ ẩm, ko bị khô (vì hôm đầu tiên nướng bánh mình cũng ko xịt nước lên trên bánh lúc nướng hay ko để khay nước phía dưới mà bánh vẫn ko hề bị khô).

olive and oregano bread

Ảnh trong bài bé là do lần đầu tiên làm mình chỉ thử với 250g bột, nhưng nên làm theo công thức 450g bột để nhào bột ra được khối bánh to.

Scroll down for English

Continue reading

Mussel feast (Này thì chem chép!) – The Italian spaghetti with mussels and the classic French steamed mussels

mussel feast
Vì ở Hà Lan trong siêu thị thường chỉ bán con chem chép (mussel) trong hộp to 2kg nên thường mỗi lần mình nấu món spaghetti với chem chép thì lại hấp chỗ chem chép còn lại ăn luôn vì để đến ngày hôm sau mà mở hộp thì con chem chép nó cũng ko còn tươi như hôm đầu. Mình làm món này nhiều lần và thấy nói chung là ngon nên viết lại đây để share với mọi người, nhất là những ai ở đâu mà chem chép phổ biến. Món chính mình định viết thật ra chỉ là spaghetti với chem chép. Món này là món của Ý, lúc nấu có sử dụng rượu vang trắng (loại dry white wine) và ngò tây (parsley). Nhưng vì các nguyên liệu để nấu món này gần giống với các nguyên liệu để hấp một nồi chem chép nên mình hay làm luôn một thể. Kiểu hấp chem chép này là kiểu của Pháp, kiểu đơn giản nhất nhưng mình lại thấy là ngon nhất. 

Scroll down for English Continue reading

Linguine with prawns and pesto

Pesto là một loại sốt khá là nổi tiếng của Ý gồm thành phần chính là lá húng Tây (basil), pho mát, hạt thông, dầu ô liu và tỏi. Tiếng Pháp có một từ gần giống là pistou và nguyên liệu cũng gần giống như pesto. Ở Ý mọi người thường ăn spaghetti trộn với sốt này, và như thế này thì đây hoàn toàn có thể xem là một món chay. Pesto có thể dùng để phết lên bánh mì, ăn cùng với mozzarella, cà chua và lá húng Tây cũng rất ngon. Bình thường thì mình hay dùng pesto với mục đích như thế này cho đến đợt tháng 4 vừa rồi khi đi Rome, vào một nhà hàng và ăn món này với tôm (linguine với tôm và pesto). Thế là về nhà làm mấy lần để ăn từ mùa hè đến giờ nhưng ko viết lên để đợi đến mùa thu thì hợp hơn. Mình thường làm pesto sẵn, để trong tủ lạnh được 1 tuần và trong ngăn đá thì lâu hơn. Đến khi ăn chỉ cần lấy ra chế biến với tôm mất 10′ là có được một món rất ngon để ăn trong tuần.

Linguine with pesto and prawns

English below

Continue reading

Pasta with broccoli (pasta với súp lơ xanh)

pasta with broccoli

Món này post lên cho những ai phải ăn uống, nấu nướng một mình, hoặc cho ai không có thời gian vì tổng thời gian chuẩn bị và nấu nướng chắc chỉ tối đa là 20 phút. Mùa hè ăn món này cũng mát mẻ vì súp lơ xanh chỉ cần luộc lên. Hôm làm xong mình cũng chỉ định ăn luôn nhưng đem ra ngoài ngồi ăn lại thấy thích thích trời mùa hè nên chụp cái ảnh. Món này cũng ko cần ăn nóng nên nếu nấu cho 2 người trở lên thì cứ làm món này trước rồi chuẩn bị một món khác sau đấy. 

Cái quan trọng của món này là dùng pasta loại ngắn (short pasta). Trong nguyên bản món này, người vùng Puglia của Ý dùng pasta tên là orecchiette (nghĩa là cái tai vì nó nhỏ nhỏ cong cong hơi giống vành tai). Mình thì dùng farfalle ở đây vì trong nhà còn sẵn. Nếu ko nữa thì có thể dùng fusilli pasta. Món này mặn là nhờ cá cơm (anchovies). Cá cơm ở đây mình chỉ mua loại đóng hộp sẵn (mà chính xác là anchovies fillet in olive oil). Cái hộp đấy bé bé, trông như thế này, hay được để cùng mấy ngăn bán các loại cá ngừ, cá hồi… đóng hộp trong siêu thị. 

Continue reading

The special Italian tomato sauce (sốt cà chua kiểu Ý)

Quả thật là mình ko biết đặt tên tiếng Việt cho cái loại sốt này thế nào cho đúng, trong quyển sách dạy nấu các món Ý thì chỉ ghi là sốt cà chua đặc biệt (special tomato sauce hay tiếng Ý là sugo di pomodoro). Không biết đặt cái tít như thế nào là vì lúc ăn mình nghĩ ‘this is not a special sauce, this is a magic sauce!’ Có nhiều loại sốt cà chua của Ý dùng cho spaghetti (và các loại pasta khác), cho pizza… Phổ biến như neapolitan sauce (sốt napoli), marinara… nhưng đối với mình loại sốt này trộn vào spaghetti thì chỉ như thế thôi ăn cũng đã quá tuyệt vời. Nó tuyệt vời vì chỉ là sốt làm từ cà chua và thêm các loại rau củ vào thôi nên ăn cảm thấy thật khỏe manh. Nó ngon vì sốt được xay mịn ra và chắc vì có dầu ô liu nên lúc ăn vẫn thấy sốt bùi, béo, mặc dù không hề có bơ hay pho mát gì cả. Cái sốt này chỉ cần nêm thêm muối (chứ không cần cho thêm bột canh, bột nêm gì cả) mà nó thật là ngọt ngào nhờ các loại rau củ.

Loại sốt này làm xong có thể ăn ấm luôn lúc trộn với spaghetti, tagliattelle,… và ăn cùng với một món salad hay món thịt nào khác thì thành một bữa hoàn chỉnh. Mình ở một mình và gần đây ăn chay thấy cơ thể khoẻ mạnh nên buổi tối đi làm về chỉ lấy cái sốt này ra hâm trộn với spaghetti là xong bữa tối. (Sốt còn dư thì chia ra từng phần đủ ăn để trong hộp hoặc túi nilon, cất vào ngăn đá rồi đến lúc ăn vi sóng lại.)

spaghetti with special tomato sauce

Trông hình thì không đẹp lắm vì nó chỉ thế này thôi nhưng mà mình đảm bảo là rất ngon. Mà nhà nào có trẻ con bé làm cái sốt này cho bé ăn cũng được vì nó có đủ chất rau và chất xơ.

English below

Continue reading